Tin tức

TP.HCM ĐỨNG ĐẦU CHÂU Á VỀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN TRONG NĂM 2020

Theo báo cáo Emerging Trends của ULI và PwC, TP.HCM lọt top 3 về triển vọng đầu tư và dẫn đầu triển vọng phát triển bất động sản tại châu Á.

Theo báo cáo Emerging Trends của Viện Đất đai Đô thị Mỹ (ULI) và PwC, TP.HCM đứng thứ 3 về triển vọng đầu tư bất động sản tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau Singapore và Tokyo (Nhật Bản).

Khảo sát Emerging Trends được thực hiện dựa trên đánh giá của 463 chuyên gia về bất động sản. Theo đó, TP.HCM là thị trường mới nổi duy nhất được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Theo báo cáo "Các xu hướng mới nổi trong bất động sản" vừa được PwC, trong bối cảnh tâm lý của các nhà đầu tư đối với những thị trường mới nổi tại khu vực suy yếu hơn do những lo ngại về kinh tế toàn cầu, TP. HCM vẫn nhận được sự quan tâm tích cực trong mọi phân khúc.

Cụ thể, thị trường bất động sản TP.HCM luôn đứng đầu khu vực về tỷ lệ khuyến nghị chọn mua trong tất cả phân khúc, bao gồm văn phòng, bán lẻ, căn hộ, công nghiệp và khách sạn. Đáng chú ý, TP.HCM còn vượt Singapore để dẫn đầu về triển vọng phát triển bất động sản năm 2020 trong số 22 thành phố được đánh giá.


Danh sách 22 thành phố triển vọng đầu tư và triển vọng phát triển bất động sản trong năm 2020. Ảnh: Business Insider

Trong khi đó, năm 2019 Singapore đã vượt qua Tokyo để trở thành quốc gia dẫn đầu về triển vọng đầu tư bất động sản. Trong nửa đầu năm 2019, số lượng giao dịch bất động sản tại thị trường này tăng 73%, với tổng trị giá 4,9 tỷ USD.

Năm 2017, thành phố này đứng ở vị trí thứ 21 và vươn lên vị trí thứ 3 trong năm 2018. Năm 2019, Singapore triển vọng đầu tư tại Singapore tiếp tục tăng trưởng nhờ đón dòng vốn dịch chuyển từ Hồng Kông cũng như Trung Quốc trong bối cảnh "bất ổn địa chính trị".

Tại Hồng Kông, sự bất ổn chính trị do các cuộc biểu tình kéo dài trong nhiều tháng qua đã tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản tại thành phố này. Trong số 22 thành phố, Hồng Kông là thành phố duy nhất bị xếp hạng triển vọng đầu tư kém trong năm 2020.

Cùng với đó, thực trạng ảm đạm này cũng đang diễn ra ở các thành phố hạng hai của Trung Quốc khi xếp thứ 20 về triển vọng đầu tư. Nguyên nhân là do vì các nhà đầu tư nước ngoài đã rút lui khỏi thị trường này để tới Thượng Hải, Bắc Kinh. Khủng hoảng dư thừa nguồn cung, đặc biệt là trong lĩnh vực văn phòng, tiếp tục làm dịch chuyển các thành phố thứ cấp. Cùng với đó, sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại về thanh khoản.

Theo: Nhịp Cầu Đầu Tư

 
 

Tin tức khác

Các khu chế xuất, khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh thu hút gần 13 tỷ USD vốn đầu tư

Sáng 27/10, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Hepza) tổ chức...

Trình Chính phủ thông qua dự án khu công nghiệp 900 héc ta ở Cần Thơ do VSIP đầu tư

TP Cần Thơ đã trình Chính phủ phê duyệt thông qua dự án khu công nghiệp quy mô 900 héc...

TP HCM kiến nghị mở đường kết nối cảng lớn nhất nước

Thành phố đề xuất làm tuyến đường nối cảng Cát Lái - Phú Hữu đến cao tốc Long Thành -...

Làn sóng FDI mới đổ bộ các khu công nghiệp

Năm tháng nay, bất động sản công nghiệp nhộn nhịp đón nhà đầu tư Á - Âu - Mỹ tiếp...

Giá thuê đất công nghiệp lên sát 200 USD một m2

TP HCM có giá thuê đất công nghiệp 198 USD (gần 4,5 triệu đồng) mỗi m2 cho chu kỳ thuê,...

Long An sắp có thêm hai dự án khu công nghiệp 8.300 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký các quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 2...

TP.HCM thêm khu công nghiệp gần 700 ha

UBND TP.HCM đã có kiến nghị Chính phủ cho phép bổ sung khu công nghiệp Phạm Văn Hai tại huyện...

Metro Số 1 trả mặt bằng ở trung tâm TP HCM trước 30/4

Mặt bằng đường Lê Lợi ở quận 1 phục vụ thi công ga Bến Thành, thuộc tuyến Metro Số 1...

TP HCM khởi động loạt dự án lớn trong năm 2022

Khép kín Vành đai 2, hoàn thiện pháp lý Vành đai 3, chạy thử Metro Số 1… là những mục...

Bất động sản công nghiệp hứa hẹn tăng nóng năm 2022

Làn sóng dịch chuyển sản xuất mạnh mẽ suốt 2020-2021 được dự báo tiếp tục làm tăng nhiệt bất động...