Tin tức
Sóng ngầm đầu tư bất động sản công nghiệp trong đại dịch
Kho vận, hậu cần tại Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc dẫn đầu nhóm bất động sản được quan tâm nhiều nhất giữa Covid-19.Savills vừa công bố báo cáo tiềm năng phục hồi của thị trường tài sản tại châu Á Thái Bình Dương giữa làn sóng Covid-19 mới. Báo cáo cho biết bất động sản công nghiệp được xếp vào nhóm "cửa trên" so với phần còn lại của thị trường nhờ thu hút nhiều sự quan tâm của giới đầu tư.
Đơn vị này đánh giá, hầu hết phân khúc của thị trường bất động sản đang chứng kiến mức giảm sút lớn về lượng giao dịch, khiến không ít các nhà đầu tư phải thay đổi kế hoạch và hoạt động vận hành để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp liên tục cho thấy sự thay đổi tích cực khi vẫn thu hút sự quan tâm lớn, được đánh giá là lĩnh vực duy nhất hứa hẹn khả năng phục hồi cao và tăng tốc nhanh chóng.
Dữ liệu từ Real Capital Analytics cho thấy giao dịch bất động sản văn phòng ở châu Á Thái Bình Dương giảm 59% tính tới quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với bất động sản bán lẻ, con số còn đáng quan ngại hơn, mức giảm lên đến 68%. Tuy nhiên, các giao dịch bất động sản công nghiệp và ngành giao nhận, kho vận chỉ giảm 24%, cho thấy đây là nhóm ít bị ảnh hưởng hơn phần còn lại của thị trường và các giao dịch đứng trước cơ hội phục hồi nhanh ngay trong đại dịch.
Ông Simon Smith, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn tại Savills châu Á Thái Bình Dương, cho biết, bất động sản công nghiệp đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm, săn lùng. Ngành này có liên quan chặt chẽ tới các xu hướng mạnh mẽ như sự phát triển của thương mại điện tử và hầu như mọi thị trường trong khu vực đều thiếu hụt không gian kho vận hiện đại.
Theo đánh giá của Savills Pacific, bất động sản công nghiệp đã và đang là nhóm tài sản có khả năng phục hồi và tăng nhiệt ở hầu hết thị trường thuộc châu Á Thái Bình Dương, trong đó các địa bàn trọng điểm gồm: Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc.
Khu công nghiệp Long Hậu. Ảnh: Long Hậu
Dựa theo số liệu của Focus Economics, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam chứng kiến sản lượng trong tháng 6 tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ vào sự phục hồi trong sản xuất hàng hóa và sản xuất điện. Sản lượng sản xuất và công nghiệp ước tính tăng 2,71% trong năm 2020 (và dự kiến tăng 9,2% vào năm 2021) cho thấy sự tăng trưởng khiêm tốn nhưng đầy hứa hẹn của lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, chỉ số quản lý sức mua (chỉ số PMI) cũng tăng vọt lên 51,1 điểm vào tháng 6, với 42,7 điểm vào tháng 5, đánh dấu mức tăng trưởng đầu tiên trên ngưỡng 50 điểm kể từ tháng 1 sau thành công của Chính phủ trong việc kiềm tỏa và ngăn chặn đại dịch. Sự phục hồi này được cho là nhờ có sự gia tăng mạnh mẽ của các đơn đặt hàng mới, cùng với hoạt động mua hàng tích cực và số lượng các mặt hàng tồn kho tiền sản xuất tăng cao nhất kể từ tháng 11/2018.
Tháng 6, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800 ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và bắt đầu xây dựng. Công suất thuê đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.
Ông John Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định, với nguồn cầu lớn tiếp tục vượt quá nguồn cung, có thể thấy rõ sự cần thiết của việc tăng số lượng nguồn cung tại các khu vực công nghiệp trọng điểm. Công suất thuê các vùng trọng điểm tại phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, và phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng đã gia tăng đáng kể từ năm 2018.
Hầu hết giao dịch cho thuê trong nửa đầu năm 2020 bắt nguồn từ các dự án và các cuộc thương thảo đã diễn ra từ năm ngoái. Trong khi đó, nhiều hợp đồng thuê được thực hiện bởi các công ty đã có mặt tại Việt Nam và đang tìm cách mở rộng sản xuất.
Các chính sách hạn chế đi lại giữa các nước đã ảnh hưởng đến nhu cầu gia nhập thị trường, làm hoãn lại các đợt khảo sát mặt bằng của các nhà đầu tư quốc tế lớn, khiến số lượng hợp đồng thuê được ký kết với các nhà phát triển trong nước bị hạn chế. Ngành công nghiệp Việt Nam đang hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và nhiều chủ khu công nghiệp đang chuẩn bị nguồn lực để đón những cơ hội sắp tới ngay khi các rào cản được dỡ bỏ.
Với Ấn Độ, vì vẫn đang trong tình trạng phong tỏa do Covid-19, mọi ngành kinh doanh tại quốc gia này đều chịu thiệt hại, nhưng tương lai của ngành bất động sản công nghiệp ở đây có triển vọng hơn các ngành khác. Ngành công nghiệp được dự kiến có lợi khi các công ty đa quốc gia tìm kiếm địa điểm mới để sản xuất.
Ấn Độ cũng dần được xem là nơi sản xuất hàng hóa thay thế cho Trung Quốc. Có khoảng 1.000 công ty sản xuất nước ngoài đang dự tính chuyển cơ sở sản xuất chính từ Trung Quốc sang Ấn Độ, trong đó, 300 công ty có kế hoạch sản xuất đồ di động, điện tử, thiết bị y tế, và dệt may.
Chính phủ Ấn Độ đang tích cực thu hút các công ty nước ngoài và trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nội địa, Chính phủ Ấn Độ vừa cắt giảm thuế doanh nghiệp. Điều này cộng hưởng với yếu tố thuế dịch vụ & hàng hóa hấp dẫn, cùng lợi thế về nhân công rẻ, Ấn Độ đang tích cực khuyến khích và thu hút các công ty nước ngoài di dời xưởng sản xuất sang nước mình.
Với thị trường Trung Quốc, tuy là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên bởi đại dịch Covid-19, thị trường tỷ dân này đang dần bình phục, ngành bất động sản công nghiệp tại mỗi khu vực kinh tế của quốc gia này lại chứng kiến các thử thách khác nhau.
Ở Vũ Hán, tâm điểm phát dịch bệnh, mọi hoạt động kinh doanh đều bị hạn chế, đặc biệt là hoạt động hậu cần, và xu hướng này vẫn tiếp tục. Sự quan tâm của nhà đầu tư giảm do nỗi lo sợ về rủi ro dịch bệnh, nhưng một số nhà đầu tư đang chuẩn bị cho trường hợp thị trường chạm đáy.
Tuy nhiên, tại khu vực Nam Trung Quốc, nhu cầu thị trường vẫn duy trì ở mức cao trong suốt đại dịch. Nhu cầu từ các nhà cung cấp thực phẩm tươi, bán hàng qua mạng, và ngành y tế tăng đáng kể, đã góp phần hỗ trợ thúc đẩy phát triển thị trường giao nhận kho vận gần đây.
Tại các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải, ảnh hưởng của đại dịch đến các khu vực này không trầm trọng và các nhà phát triển bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục xây dựng không gian mới. Một khối lượng lớn các nhà kho dự kiến tiếp tục ra mắt trong vòng 12-24 tháng tới. Thị trường bất động sản công nghiệp tại các thành phố cấp I và II đều đang phát triển và các chủ nhà sẵn sàng cho thuê ngay khi dự án còn trong giai đoạn đang xây dựng.
Savills dự báo, Covid-19 càng thúc đẩy tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp vì chính quyền địa phương phải tìm cách tăng thu nhập và sản xuất. Một trong các hệ quả của đại dịch là nhiều công ty sản xuất phát sinh các vấn đề và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, khiến cho chính quyền các địa phương phải tăng nguồn cung đất. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp kho vận thâu tóm được quỹ đất công nghiệp chất lượng với vị trí đẹp.
Bên cạnh đó, chỉ số quản lý sức mua (chỉ số PMI) cũng tăng vọt lên 51,1 điểm vào tháng 6, với 42,7 điểm vào tháng 5, đánh dấu mức tăng trưởng đầu tiên trên ngưỡng 50 điểm kể từ tháng 1 sau thành công của Chính phủ trong việc kiềm tỏa và ngăn chặn đại dịch. Sự phục hồi này được cho là nhờ có sự gia tăng mạnh mẽ của các đơn đặt hàng mới, cùng với hoạt động mua hàng tích cực và số lượng các mặt hàng tồn kho tiền sản xuất tăng cao nhất kể từ tháng 11/2018.
Tháng 6, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800 ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và bắt đầu xây dựng. Công suất thuê đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.
Ông John Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định, với nguồn cầu lớn tiếp tục vượt quá nguồn cung, có thể thấy rõ sự cần thiết của việc tăng số lượng nguồn cung tại các khu vực công nghiệp trọng điểm. Công suất thuê các vùng trọng điểm tại phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, và phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng đã gia tăng đáng kể từ năm 2018.
Hầu hết giao dịch cho thuê trong nửa đầu năm 2020 bắt nguồn từ các dự án và các cuộc thương thảo đã diễn ra từ năm ngoái. Trong khi đó, nhiều hợp đồng thuê được thực hiện bởi các công ty đã có mặt tại Việt Nam và đang tìm cách mở rộng sản xuất.
Các chính sách hạn chế đi lại giữa các nước đã ảnh hưởng đến nhu cầu gia nhập thị trường, làm hoãn lại các đợt khảo sát mặt bằng của các nhà đầu tư quốc tế lớn, khiến số lượng hợp đồng thuê được ký kết với các nhà phát triển trong nước bị hạn chế. Ngành công nghiệp Việt Nam đang hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và nhiều chủ khu công nghiệp đang chuẩn bị nguồn lực để đón những cơ hội sắp tới ngay khi các rào cản được dỡ bỏ.
Với Ấn Độ, vì vẫn đang trong tình trạng phong tỏa do Covid-19, mọi ngành kinh doanh tại quốc gia này đều chịu thiệt hại, nhưng tương lai của ngành bất động sản công nghiệp ở đây có triển vọng hơn các ngành khác. Ngành công nghiệp được dự kiến có lợi khi các công ty đa quốc gia tìm kiếm địa điểm mới để sản xuất.
Ấn Độ cũng dần được xem là nơi sản xuất hàng hóa thay thế cho Trung Quốc. Có khoảng 1.000 công ty sản xuất nước ngoài đang dự tính chuyển cơ sở sản xuất chính từ Trung Quốc sang Ấn Độ, trong đó, 300 công ty có kế hoạch sản xuất đồ di động, điện tử, thiết bị y tế, và dệt may.
Chính phủ Ấn Độ đang tích cực thu hút các công ty nước ngoài và trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nội địa, Chính phủ Ấn Độ vừa cắt giảm thuế doanh nghiệp. Điều này cộng hưởng với yếu tố thuế dịch vụ & hàng hóa hấp dẫn, cùng lợi thế về nhân công rẻ, Ấn Độ đang tích cực khuyến khích và thu hút các công ty nước ngoài di dời xưởng sản xuất sang nước mình.
Với thị trường Trung Quốc, tuy là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên bởi đại dịch Covid-19, thị trường tỷ dân này đang dần bình phục, ngành bất động sản công nghiệp tại mỗi khu vực kinh tế của quốc gia này lại chứng kiến các thử thách khác nhau.
Ở Vũ Hán, tâm điểm phát dịch bệnh, mọi hoạt động kinh doanh đều bị hạn chế, đặc biệt là hoạt động hậu cần, và xu hướng này vẫn tiếp tục. Sự quan tâm của nhà đầu tư giảm do nỗi lo sợ về rủi ro dịch bệnh, nhưng một số nhà đầu tư đang chuẩn bị cho trường hợp thị trường chạm đáy.
Tuy nhiên, tại khu vực Nam Trung Quốc, nhu cầu thị trường vẫn duy trì ở mức cao trong suốt đại dịch. Nhu cầu từ các nhà cung cấp thực phẩm tươi, bán hàng qua mạng, và ngành y tế tăng đáng kể, đã góp phần hỗ trợ thúc đẩy phát triển thị trường giao nhận kho vận gần đây.
Tại các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải, ảnh hưởng của đại dịch đến các khu vực này không trầm trọng và các nhà phát triển bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục xây dựng không gian mới. Một khối lượng lớn các nhà kho dự kiến tiếp tục ra mắt trong vòng 12-24 tháng tới. Thị trường bất động sản công nghiệp tại các thành phố cấp I và II đều đang phát triển và các chủ nhà sẵn sàng cho thuê ngay khi dự án còn trong giai đoạn đang xây dựng.
Savills dự báo, Covid-19 càng thúc đẩy tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp vì chính quyền địa phương phải tìm cách tăng thu nhập và sản xuất. Một trong các hệ quả của đại dịch là nhiều công ty sản xuất phát sinh các vấn đề và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, khiến cho chính quyền các địa phương phải tăng nguồn cung đất. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp kho vận thâu tóm được quỹ đất công nghiệp chất lượng với vị trí đẹp.
Theo VnExpress
Tin tức khác