Tin tức
Chuỗi cung ứng ở châu Á còn tiếp tục căng thẳng
Chuyên gia của HSBC dự báo, các khó khăn của chuỗi cũng ứng có thể cải thiện vào cuối quý III, nhưng từ đây đến đó khá gian nan.Ông Frederic Neumann, Kinh tế trưởng khối Nghiên cứu Kinh tế châu Á của HSBC vừa đưa ra dự báo, với lịch trình giao nhận vaccine hiện tại của các nước, sự thiếu hụt trong chuỗi cung ứng có khả năng được cải thiện đáng kể vào cuối quý III/2021.
"Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới vật lộn với tình trạng thiếu hụt tất cả các loại hàng hóa, con đường cải thiện tình hình dường như vẫn còn dài", vị chuyên gia thừa nhận.
Dự báo được đưa ra khi chuỗi cung ứng hàng hóa của châu Á đang tiếp tục căng thẳng bởi nhu cầu gia tăng tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu và sự tái bùng phát tại nhiều cứ điểm sản xuất quan trọng.
Số liệu do Viện Quản lý Cung ứng (ISM) cho biết, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Mỹ vào tháng 5 đạt 61,2 điểm, tăng 0,5 điểm so với tháng liền trước. Tháng qua đã là tháng thứ 12 liên tiếp PMI của Mỹ đạt trên mốc 50, tức ghi nhận sản xuất tiếp tục mở rộng. Và điều này gia tăng thêm áp lực cho chuỗi cung ứng.
"Thời gian giao hàng dài kỷ lục, tình trạng thiếu nguyên liệu cơ bản quan trọng trên diện rộng, giá hàng hóa tăng cao và khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm đang tiếp tục ảnh hưởng đến tất cả các phân khúc của sản xuất", Timothy Fiore, Chủ tịch Ủy ban khảo sát PMI của ISM, nhận định.
Tình hình tương tự tại châu Âu khi PMI eurozone tháng 5 được IHS Markit ghi nhận ở mức kỷ lục 63,1 điểm, tăng từ mức 62,9 vào tháng 4 và vượt qua ước tính ban đầu là 62,8. Tại Anh, PMI tháng qua tăng lên 65,6, mức cao nhất kể từ khi được ghi nhận, nhờ vào đơn đặt hàng mới dồi dào.
Container trong cảng Cát Lái, TP HCM vào tháng 4/2021. Ảnh: Quỳnh Trần
Trong khi đó, một số nhà cung ứng ở châu Á đang đang đối diện với làn sóng Covid-19 mới. Ở Việt Nam, giãn cách xã hội đã được áp dụng ở Bắc Ninh, một trung tâm sản xuất lớn. Malaysia cũng vừa áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài hai tuần. Ở Thái Lan, một cơ sở chế biến thịt lớn – vốn là một nhà xuất khẩu quan trọng - đã phải đóng cửa sau khi bùng phát dịch. Ở Đài Loan, việc đi lại đã bị hạn chế nghiêm trọng.
Ông Frederic Neumann đánh giá, với sự lỏng lẻo của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay, những biến động nhìn có vẻ nhỏ đó trong sản xuất hoặc vận chuyển cũng có thể tạo ra những tác động lan xa và rộng. "Cũng dễ dàng nhận thấy những thị trường này là bánh răng thứ cấp trong hệ thống sản xuất toàn cầu bên cạnh những gã khổng lồ như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức và Hàn Quốc", ông nói.
Trong khi đó, có một vài vấn đề đau đầu khác. Ở miền Nam Trung Quốc, chủ yếu là tỉnh Quảng Đông, tình trạng thiếu điện đã xuất hiện do đợt nắng nóng gay gắt. Đài Loan cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiếu điện lẫn nước. "Trong một hệ thống sản xuất toàn cầu được cân bằng chặt chẽ như hiện tại, sự thiếu hụt này xảy ra không đúng lúc", ông Frederic đánh giá.
Nhưng nhìn chung, các ngân hàng trung ương, các nhà đầu tư đều cho rằng gián đoạn trong nguồn cung ứng toàn cầu sẽ sớm giảm nhiệt. Bởi lẽ, khi phương Tây đang khôi phục hoạt động, nhu cầu với hàng hóa liên quan đến đại dịch sẽ giảm và chuyển sang nhu cầu về dịch vụ.
Tuy nhiên, chặng đường từ đây đến cuối quý III sẽ không ít gian nan, vì một số vấn đề phức tạp, theo chuyên gia của HSBC.
Thứ nhất, không thể một sớm một chiều để nhu cầu hàng hóa hạ nhiệt dù cho phương Tây mở cửa trở lại. Đặc biệt là ở Mỹ, gói kích thích lớn đang tiếp tục kích cầu tiêu dùng. Ngay cả khi người tiêu dùng Mỹ điều tiết lại việc mua hàng của mình thì với sự thiếu hụt hàng hóa đã xảy ra ở nhiều doanh nghiệp trong năm qua, họ sẽ bắt đầu bước vào chu kỳ tái dự trữ kho hàng.
Thứ hai, Covid-19 liên tục rình rập chuỗi cung ứng châu Á. Không kể Ấn Độ, các ca lây nhiễm hàng ngày ở châu Á hiện gần chạm mức cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Tại Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan - tất cả những bánh răng quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực - những đợt bùng phát gần đây đã khiến các quy định về giãn cách xã hội được thắt chặt. "Trong ngắn hạn, có nguy cơ hệ thống sản xuất của khu vực có thể không hoạt động trơn tru như mong muốn", ông Frederic nói.
Tuy nhiên, vị chuyên gia đánh giá, các chính phủ ở châu Á cũng đã dần tìm cách điều tiết hoạt động chống dịch sao cho không ảnh hưởng quá mức đến sản xuất. "Cũng đúng là hoạt động kinh doanh đã được điều chỉnh rất nhiều, trở nên ổn định hơn và duy trì sản xuất tốt hơn", ông nói.
Ông Frederic Neumann đánh giá, với sự lỏng lẻo của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay, những biến động nhìn có vẻ nhỏ đó trong sản xuất hoặc vận chuyển cũng có thể tạo ra những tác động lan xa và rộng. "Cũng dễ dàng nhận thấy những thị trường này là bánh răng thứ cấp trong hệ thống sản xuất toàn cầu bên cạnh những gã khổng lồ như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức và Hàn Quốc", ông nói.
Trong khi đó, có một vài vấn đề đau đầu khác. Ở miền Nam Trung Quốc, chủ yếu là tỉnh Quảng Đông, tình trạng thiếu điện đã xuất hiện do đợt nắng nóng gay gắt. Đài Loan cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiếu điện lẫn nước. "Trong một hệ thống sản xuất toàn cầu được cân bằng chặt chẽ như hiện tại, sự thiếu hụt này xảy ra không đúng lúc", ông Frederic đánh giá.
Nhưng nhìn chung, các ngân hàng trung ương, các nhà đầu tư đều cho rằng gián đoạn trong nguồn cung ứng toàn cầu sẽ sớm giảm nhiệt. Bởi lẽ, khi phương Tây đang khôi phục hoạt động, nhu cầu với hàng hóa liên quan đến đại dịch sẽ giảm và chuyển sang nhu cầu về dịch vụ.
Tuy nhiên, chặng đường từ đây đến cuối quý III sẽ không ít gian nan, vì một số vấn đề phức tạp, theo chuyên gia của HSBC.
Thứ nhất, không thể một sớm một chiều để nhu cầu hàng hóa hạ nhiệt dù cho phương Tây mở cửa trở lại. Đặc biệt là ở Mỹ, gói kích thích lớn đang tiếp tục kích cầu tiêu dùng. Ngay cả khi người tiêu dùng Mỹ điều tiết lại việc mua hàng của mình thì với sự thiếu hụt hàng hóa đã xảy ra ở nhiều doanh nghiệp trong năm qua, họ sẽ bắt đầu bước vào chu kỳ tái dự trữ kho hàng.
Thứ hai, Covid-19 liên tục rình rập chuỗi cung ứng châu Á. Không kể Ấn Độ, các ca lây nhiễm hàng ngày ở châu Á hiện gần chạm mức cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Tại Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan - tất cả những bánh răng quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực - những đợt bùng phát gần đây đã khiến các quy định về giãn cách xã hội được thắt chặt. "Trong ngắn hạn, có nguy cơ hệ thống sản xuất của khu vực có thể không hoạt động trơn tru như mong muốn", ông Frederic nói.
Tuy nhiên, vị chuyên gia đánh giá, các chính phủ ở châu Á cũng đã dần tìm cách điều tiết hoạt động chống dịch sao cho không ảnh hưởng quá mức đến sản xuất. "Cũng đúng là hoạt động kinh doanh đã được điều chỉnh rất nhiều, trở nên ổn định hơn và duy trì sản xuất tốt hơn", ông nói.
Theo VnExpress
Tin tức khác